Có 54 dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam.
Và nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn đã chụp ảnh cho 40 dân tộc tính đến nay, cũng như dự tính sẽ ghi hình lại toàn bộ các dân tộc tại Việt Nam.
Những bức ảnh chân dung của anh, cho ta thấy cái nhìn thoáng qua về nền văn hóa của các dân tộc thiểu số và những con người đang cố gắng gìn giữ bản sắc đó trước những thay đổi chóng mặt của thế giới hiện đại.
Tiếp tục cuộn xuống để xem những bức ảnh ngoạn mục của một số bộ lạc xa xôi nhất của Việt Nam.
Réhahn đã chụp ảnh người dân của các bộ tộc Việt Nam trong năm năm qua.
Mặc dù anh đến từ Pháp, nhưng Réhahn hiện đang sống với gia đình tại Hội An, miền trung Việt Nam.
Anh đề cập – Bộ sưu tập quý giá này – như là thứ quan trọng nhất cuộc đời của anh.
Việc ghi ảnh các bộ tộc không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
Réhahn dự đoán anh sẽ cần thêm hai năm nữa để hoàn thành việc chụp ảnh 14 bộ lạc còn lại của đất nước mà anh tìm thấy.
Anh nói rằng, đôi khi phải mất hai ngày để tìm làng của một bộ lạc.
Anh giải thích rằng, các ngôi làng thường ẩn sâu giữa vùng núi, và không có thông tin cự thể – bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt – về cách thức và nơi để tìm họ.
Khi anh ta đến được một bộ lạc, Réhahn dành thời gian để lắng nghe những câu chuyện của già làng và tác nghiệp tại nơi họ sống.
Anh nói, đôi mắt của họ sáng lên khi họ thể hiện trang phục truyền thống của họ và nói về văn hóa của họ.
Đồng thời, những người lớn tuổi cảm thấy buồn vì bọn trẻ không thích thú với việc gìn giữ những văn hóa truyền thống.
Hầu hết những người trẻ dường như không có ý định giữ cho văn hóa.
Đây là lý do khiến các truyền thống cũ mất đi bản sắc một cách nhanh chóng.
Đó cũng là những gì mà Réhahn muốn truyền cảm hứng cho mọi người bằng những bức ảnh như bước ra từ sự sống.
Anh hy vọng mọi người sẽ có nhận thức tốt hơn về những con người độc đáo này.
Anh nói rằng, rất nhiều người hoàn toàn không biết gì về những nền văn hóa đang đứng trước nguy cơ biến mất.
“Nó giống như một phần của lịch sử văn hóa sẽ ngủ mãi mãi và sẽ không có ai làm gì để đánh thức nó dậy.”
Ví dụ, chỉ có 397 người của bộ lạc Brâu còn lại trong nước.
Người phụ nữ 78 tuổi này là người cuối cùng còn lại ở Việt Nam vẫn làm trang phục truyền thống cho dân tộc Ơ Ðu. Chỉ có khoảng 500 thành viên Ơ Ðu còn lại trên thế giới.
Réhahn nói rằng trong khi hầu hết các dân tộc thiểu số anh gặp đều vô cùng tự hào về văn hóa của họ …
… có những người – cả trẻ và già – những người không coi trọng di sản của họ.
Một số thậm chí còn sẵn sàng từ bỏ nó hoàn toàn.
Réhahn hy vọng mình có thể đại diện cho những bộ tộc này và cất tiếng nói phản ánh những mong muốn của họ.
Anh mong rằng nếu có ai đó nhìn thấy cuộc sống của các bộ tộc này qua lăng kính của mình, sẽ giúp họ nhận thức được những điều quan trọng xung quanh mình.
“Chúng ta cần phải nhìn lại quá khứ trước khi tiến về tương lai mới, để không quên đi nền văn hóa độc nhất và vô cùng tươi đẹp của mình.”
Trong suốt dự án của mình, Réhahn cũng đã thu thập những bộ trang phục truyền thống của những bộ tộc này.
Mục tiêu của anh là xây dựng một bảo tàng văn hóa dân tộc ở Hội An và trưng bày những bức ảnh, trang phục và những câu chuyện của những con người này.
Cuối cùng, anh hy vọng sẽ mang triển lãm của mình đến các phòng trưng bày trên toàn thế giới.
Nguồn: thisisinsider
Dịch: Phúc Nguyễn